Sự thật bẽ bàng về đại chiến Xích Bích


Sự thật bẽ bàng về đại chiến Xích Bích

Có đúng đại chiến Xích Bích là chiến dịch "lấy ít địch nhiều" trứ danh trong lịch sử Trung Quốc hay chỉ là cuộc "tao ngộ chiến" bình thường như vô vàn trận đánh khác?

Sau khi tác phẩm điện ảnh "Xích Bích" của đạo diễn kỳ cựu Hồng Kông Ngô Vũ Sâm lên màn ảnh rộng hồi năm 2008, dư luận luôn tranh cãi rằng liệu cuộc chiến năm 208 thúc đẩy sự hình thành cục diện "tam phân đỉnh lập" có thực sự hoành tráng như phim?

Sử liệu Trung Quốc có khá nhiều ghi chép liên quan tới chiến dịch nổi tiếng gây nhiều thị phi này.
Năm Kiến An 12 (207), Tào Tháo viết trong "Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh" - "Nay thần lĩnh binh 20 vạn... phụng quốc uy linh, xuất chinh thảo phạt (Lưu Bị - Tôn Quyền)... bình thiên hạ, không phụ chủ mệnh".

"Tam Quốc Chí - Ngụy thư - Vũ Đế kỷ" thì chép - "Công (Tào Tháo) đến Xích Bích, giao tranh với (Lưu) Bị. Bất lợi, gặp dại dịch, binh sĩ chết nhiều, phải rút quân về".
"Thục thư - Tiên chủ truyện" có đoạn - "Tháng 7 năm Kiến An 13, Tào Tháo phạt Lưu Biểu. Tháng 9 đến Tân Dã.

Tiên chủ (Lưu Bị) phái Gia Cát Lượng kết minh với Tôn Quyền. Quyền sai Chu Du, Trình Phổ... đem hàng vạn thủy quân hợp lực cùng tiên chủ.

Đối quyết với Tào công tại Xích Bích, đại phá Tào quân, thiêu rụi thuyền địch. Tiên chủ cùng Ngô quân thủy lục cùng tiến, đuổi (Tào Ngụy) tới Nam quận (nay là Giang Lăng, Hồ Bắc).
Khi ấy dịch bệnh bùng phát, quân Bắc chết nhiều, Tào công rút lui".

Sử gia Trần Thọ ghi trong "Thục thư - Gia Cát Lượng truyện" - "Quan Vũ lĩnh thủy quân tinh nhuệ vạn người, hợp binh với chiến sĩ Giang Hạ của Lưu Kỳ (con Lưu Biểu) không dưới vạn người.
(Tôn) Quyền vui mừng, lập tức phái Chu Du, Trình Phổ, Lỗ Túc đem 3 vạn thủy quân theo Lượng phục mệnh Tiên chủ, hợp lực kháng Tào".

"Ngô thư - Ngô chủ truyện" thì viết - "Du, Phổ làm tả hữu Đô đốc, mỗi người lĩnh vạn quân, hợp sức cùng Bị.

Đụng độ tại Xích Bích, đại phá Tào công. Công đốt thuyền rút lui, sĩ tốt đói mệt, chết quá nửa".
"Chu Du truyện" cũng thuật lại trận Xích Bích - "Quân Tào công mắc bệnh nhiều. Lần đầu giao chiến, quân Công bại lui về Giang Bắc. Quân Du đóng ở bờ Nam.

Bộ tướng Du là Hoàng Cái nói - 'Địch đông ta ít, khó đánh lâu dài. Nay quan sát thấy thuyền Tào nối liền đầu đuôi, có thể dùng hỏa công...
Nên gửi thư cho Tào công trước, giả vờ đầu hàng. Đợi quân sĩ Tào công chủ quan, Cái phóng hỏa. Thuận gió mạnh, lửa ắt thiêu cháy doanh trại trên bờ'."

"Hoàng Cái truyện" trong "Tam Quốc Chí" cũng ghi danh ông là nhân vật "theo Chu Du kháng Tào ở Xích Bích, hiến kế hỏa công".

Đại chiến Xích Bích không phải là chiến dịch với những trận đánh kinh thiên động địa như mô tả?
Đại chiến Xích Bích không phải là chiến dịch với những trận đánh "kinh thiên động địa" như mô tả?

Liên quan tới lịch sử Trung Quốc thời đại Tam Quốc, bộ sử "Tam Quốc Chí" do sử gia Tây Tấn Trần Thọ viết và sử gia Nam Tống Bối Tùng Chi chú giải được xem là điển tịch tham khảo uy tín nhất.
Các học giả hiện đại nhận định, đại chiến Xích Bích là chiến dịch quân sự "có tổ chức, có chuẩn bị, được hoạch định trong một thời gian dài", với sự tham chiến của Tào Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo đối đầu với liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị.

Ngay từ năm Kiến An 12 (207), Tào Tháo đã huấn luyện thủy quân tại Hà Bắc, chuẩn bị cho kế hoạch xua quân Nam tiến "bình thiên hạ".
Xuất phát từ nguyên nhân bảo toàn thế lực, bắt đầu từ tháng 9/208, Tôn Quyền và Lưu Bị đã lập liên minh quân sự để đối kháng Tào Tháo.

Chiến trường lý tưởng để đối quyết với Tào Ngụy không đâu khác ngoài Trường Giang - địa điểm cho phép liên quân "dùng sở trường đánh sở đoản của Tào Tháo".
Nói cách khác, việc chọn Trường Giang làm chiến trường "chủ" không phải ngẫu nhiên, mà hoàn toàn nằm trong hoạch định của liên quân Tôn - Lưu.

Lực lượng tham chiến
Lực lượng của cả 2 phe tham chiến cũng được nhìn nhận là có quy mô lớn.
Tại Hứa Xương, Tào Tháo nói quân đội của ông "có gần 200.000". Sau khi Nam hạ Kinh Châu, ông thu nhận hàng vạn hàng binh từ Lưu Biểu, khiến quân số tăng lên "gần 300.000".

Tuy vậy, "Tam Quốc Chí - Chu Du truyện" trích dẫn "Giang Biểu truyện" nhận định số lượng thực sự có năng lực chiến đấu của Tào Ngụy chỉ vào khoảng 150.000-160.000 quân.
Điều này được lý giải rằng hàng binh Kinh Châu lên tới 70.000-80.000 người, song đội quân này được cho là "chỉ để hư trương thanh thế" chứ không có khả năng thực chiến.

Vì vậy, viễn cảnh đối đầu với 150.000 quân Tào vẫn khiến liên minh Tôn - Lưu... khá dễ chịu. Tôn Quyền có 30.000 thủy quân, Lưu Bị có 10.000 thủy quân và "gần 10.000 bộ binh". Như vậy, liên minh này về cơ bản sở hữu khoảng 50.000 - 60.000 lính.

Trong khi đó, theo "Gia Cát Lượng truyện", quân đội Đông Ngô thực tế có quân số "gần 100.000 lính". Nếu đánh giá này là thực tế, thì lực lượng của liên minh Tôn - Lưu lên tới khoảng 110.000 quân.

Nhiều học giả hiện đại đã nhận xét, quân số song phương tuy có sự chênh lệch "cơ bản", nhưng qua đó nhận định chiến dịch Xích Bích là điển phạm "lấy ít thắng nhiều" thì quả thực có phần khiên cưỡng.

Liên minh Tôn - Lưu lấy ít thắng nhiều trước Tào Tháo ở Xích Bích chỉ là sự thổi phồng quá đáng?
Liên minh Tôn - Lưu "lấy ít thắng nhiều" trước Tào Tháo ở Xích Bích chỉ là sự thổi phồng quá đáng?

Thất bại của Tào Tháo
Theo những ghi chép của Trần Thọ, thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích không nằm ở vấn đề "chiến" mà là ở "dịch (bệnh)". Chính dịch bệnh tràn lan đã quật ngã đội quân đông đảo của Tào Ngụy.

Thực tế, trước khi song phương giao chiến, trong quân đội Tào Ngụy đã xuất hiện tình trạng bệnh dịch lây lan, khiến sức chiến đấu suy yếu và làm Tào Tháo thất bại trong lần đối đầu ở Giang Trung.
Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng, nếu đánh giá một cách nghiêm khắc thì đại chiến Xích Bích là một cuộc chiến tranh "chỉ có dịch bênh mà không có chiến đấu", và nếu có thì các cuộc giao tranh cũng không mang quy mô lớn.

Có học giả nhận định, chiến dịch Xích Bích thực tế chỉ là một trận "tao ngộ chiến" và là trận đấu "giữa những cái đầu của 2 phe" hơn là một trận đại chiến thực thụ.
Những ý kiến phản đối quan điểm trên nói rằng, một cuộc chiến tranh được gọi là "tao ngộ chiến" chỉ khi cuộc chiến diễn ra trong tình thế "không hẹn mà gặp".

Trong khi đó, chiến dịch Xích Bích vốn được Tào Tháo trù bị từ hơn 1 năm trước khi nó diễn ra, còn liên minh Tôn - Lưu cũng có... vài tháng chuẩn bị trước khi "nhập cuộc".
Quan điểm cho rằng Xích Bích "là một trận quyết chiến thực sự" nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu ngày nay.

Đương nhiên, tính ác liệt của nó có thể không nằm ở những cuộc xung đột máu lửa, mà là cái chết âm thầm khi dịch bệnh bào mòn cả 2 phe, với phần thiệt hại nặng nề hơn thuộc về Tào Ngụy.

Thất bại của Tào Tháo chủ yếu nằm ở vấn đề... y tế, khi quân đội ông bị dịch bệnh hành hạ mà không tìm ra biện pháp giải quyết.
Thất bại của Tào Tháo chủ yếu nằm ở vấn đề... y tế, khi quân đội ông bị dịch bệnh hành hạ mà không tìm ra biện pháp giải quyết.

Hỏa thiêu Xích Bích
Việc Hoàng Cái trá hàng để thực hiện hỏa công đối với hạm đội Tào Ngụy đã được sử liệu Trung Quốc thừa nhận.

Tuy nhiên, cuộc trình diễn của Hoàng Cái được đánh giá chỉ là "thủ đoạn chiến thuật lâm thời" của phe liên minh, chứ không nằm trong quy hoạch chiến lược ban đầu của Tôn Quyền - Lưu Bị.
Dù bị dịch bệnh ảnh hưởng dẫn đến thất bại ở Giang Trung, buộc Tào Tháo rút về thủ ở Giang Bắc, lão tướng Hoàng Cái vẫn nhận định rằng "thực lực Tào Ngụy vẫn mạnh", một khi Tào giải quyết vấn đề bệnh dịch, khôi phục khả năng chiến đấu, phe liên minh sẽ gặp khó khắn lớn.

Vì vậy, Hoàng Cái mới hiến kế tốc chiến tốc thắng, "không để Tào Tháo kịp trở tay". Nói cách khác, "hỏa thiêu Xích Bích" chỉ là chủ ý nhất thời mà Hoàng Cái nêu ra sau khi đánh giá tình trạng thực tế của Tào Ngụy.

Lưu Bị "thừa nước đục thả câu"
Trên thực tế, trong cả "đại chiến Xích Bích", lực lượng của Lưu Bị hoàn toàn đóng "vai phụ", hỗ trợ Đông Ngô đối đấu với Tào quân.

Vai trò của phe Lưu Bị chỉ "le lói" đôi chút vào giai đoạn hậu kỳ chiến sự, khi Tào Tháo thất bại triệt để phải đốt thuyền rút chạy về đường Hoa Dung và Lưu Bị ra quân "truy quét".
Thế nhưng, trong tổng thể chiến dịch Xích Bích, Lưu Bị lại là nhân vật "hưởng lộc" lớn nhất. Kết thúc chiến sự, ông dùng Lưu Kỳ làm con bài chính trị để "mượn Kinh Châu" của Đông Ngô.

Từ đó, Bị dùng Kinh Châu làm bàn đạp, phát triển mạnh mẽ thế lực về Tứ Xuyên, khiến quan hệ liên minh Tôn - Lưu rạn nứt và hình thành cục diện "tam phân thiên hạ".
Phải mất tới 10 năm trời, Tôn Quyền mới "trả được cả vốn lẫn lời" cho Lưu Bị bằng chiến dịch đoạt lại Kinh Châu, "xóa sổ" Quan Vân Trường của Đại đô đốc Lữ Mông.
Hậu Xích Bích, Lưu Bị là người được lợi lớn nhất, vì vậy mà chiến dịch này được mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa như một cuộc chiến kinh điển nhât mọi thời đại?
Hậu Xích Bích, Lưu Bị là người được lợi lớn nhất, vì vậy mà chiến dịch này được mô tả trong "Tam Quốc diễn nghĩa" như một cuộc chiến kinh điển nhât mọi thời đại?

Theo các học giả Trung Quốc hiện đại, xét từ góc độ quân sự, đại chiến Xích Bích là chiến dịch "không xứng đáng là đại chiến nhất trong hàng chục trận đại chiến của lịch sử Trung Quốc cổ đại".
Có chăng, Xích Bích là chiến dịch "lớn" ở những chuyển biến chính trị "khổng lồ" mà nó đem lại.
Hậu Xích Bích, Tào Tháo đại bại khiến quốc lực suy yếu đáng kể và bước vào giai đoạn phục hồi. Thậm chí có một thời gian ngắn Tào Ngụy "không dám ho he với Đông Ngô".

Ở Giang Đông, Tôn Quyền và Đại đô đốc Chu Du "uy chấn thiên hạ", song lại bước vào thời kỳ "đổ vỡ quan hệ" với Lưu Bị với căng thẳng liên tục diễn ra ở khu vực Kinh Châu, đáng kể nhất là sự trở mặt hoàn toàn giữa Gia Cát Lượng và Chu Du.

Do sức ảnh hưởng quá lớn của bộ tiểu thuyết triều Minh "Tam Quốc diễn nghĩa", cộng với những bước đột phá thực sự của phe Lưu Bị - lực lượng chính diện trong bộ sách này, cho nên chiến dịch Xích Bích nghiễm nhiên trở thành "một trong những trận chiến kinh điển nhất mọi thời đại".

Theo Trí Thức Trẻ
LIKE and Share this article: :

No comments:

Post a Comment