Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ bao la. Ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba
được cả thế giới biết đến nhưng cuộc đời ông còn không ít những bí ẩn
chưa lời giải đáp. Cùng tìm hiểu về những sự thật bất ngờ về vị Khả hãn
Mông Cổ tài ba nhưng khét tiếng tàn bạo này.
Cuộc đời Thành Cát Tư Hãn hàm chưa không ít những góc khuất vẫn còn là bí ẩn - (Ảnh: Internet).
Thành Cát Tư Hã đã "lập kỷ lục" chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh trong cuộc đời mình. Trên hành trình chinh phục đó, ông đã xẻ một đường tàn bạo xuyên qua châu Á và châu Âu, khiến hàng chục triệu người chết. Ông đã thống nhất các bộ lạc và mang lại cuộc sống an ổn hòa bình trên suốt hơn 5000 dặm đường thương mại, mở ra sự phát triển thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa, tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây.
1. Nguồn gốc danh xưng của Thành Cát Tư Hãn
Ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân, theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại.
Thành Cát Tư Hãn sinh vào khoảng năm 1162 và mất năm 1227, là người của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân và con trai cả của Dã Tốc Cai , một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).
Thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ "thủ lĩnh" hoặc "người thống trị". Còn về cái tên "Thành Cát Tư" (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc. Từ này có thể nghĩa là "đại dương" hoặc "chính nghĩa". Trong ngữ cảnh của nhân vật này, từ này thường được dịch thành "đấng cai trị tối cao/toàn cầu".
2. Tuổi thơ dữ dội
Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông lên 9. Ông trở thành thủ lĩnh của bộ lạc trong sự phản đối do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó.
Năm 1182, ông bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ.Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình.
Năm ông 16 tuổi, Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhi Thiếp của bộ tộc Hoằng Cát Lạt.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).
3. Không có ghi chép rõ ràng nào về ngoại hình của Thành Cát
Dù Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật rất có ảnh hưởng, người ta chỉ biết rất ít về cuộc sống riêng tư của ông và thậm chí cả ngoại hình của ông nữa.
Một bức họa về Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Biography).
Hiện không còn bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn từ thời đó tồn tại đến bây giờ nên không có ai biết rõ về ngoài hình của ông. Đa số các ghi chép đều mô tả ông là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.
Tuy nhiên, theo sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din, Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Những ghi chép của al-Din có thể không đáng tin cậy lắm vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Đại Hãn nhưng những đặc điểm này đã từng được nói tới trong cộng đồng Mông Cổ.
4. Một số vị tướng thân tín nhất của ông lại là cựu thù
Thành Cát Tư Hãn rất giỏi dùng người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên tài năng và kinh nghiệm của họ hơn là dựa trên đẳng cấp, gốc gác hay việc họ trung thành với ai trước đây.
Năm 1201 trong một trận đánh với bộ tộc Taijut đối địch. Trong trận đó, Thành Cát suýt chết sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên. Sau trận đánh, ông nói chuyện với các tù binh Taijut và yêu cầu họ nói người nào đã bắn tên, một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ. Trước sự gan dạ của cung thủ này, Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát đặt cho anh ta biệt danh "Triết Biệt (Jebe)" (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.
Cùng với viên tướng nổi tiếng Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ trong quá trình chinh phục châu Á và châu Âu.
5. Trị tận gốc
Thành Cát Tư Hãn thường trao cho các vương quốc khác một cơ hội quy phục đế chế Mông Cổ một cách hòa bình. Song với những thế lực chống lại mình, ông cũng không ngần ngại dùng lưỡi gươm để trấn áp không thương tiếc.
Đội quân Mông Cổ năm xưa nổi tiếng về tài bắn cung và phi ngựa. (Ảnh: io9).
Thành Cát Tư Hãn đã đề xuất với vị vua của Khwarezmid một thỏa thuận thương mại có giá trị cao liên quan tới việc trao đổi hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Ông đã gửi nhiều châu báu và mỹ nữ tới Đế quốc Khwarezm để tỏ lòng thiện chí của mình. Họ thẳng thừng từ chối bằng cách hạ sát sứ giả và toàn bộ những binh lính hộ tống đoàn vận chuyển.
Vị Đại Hãn Mông Cổ đã nổi cơn thịnh nộ và đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Ông cử bốn vị tướng xuất sắc nhất, trong đó có Bạt Tốc Đài, cùng với binh đoàn gồm 200.000 chiến binh thiện chiến để tiêu diệt hoàn toàn một đội quân có số lượng lớn gấp 5 lần họ. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng triệu người bỏ mạng, và vương quốc Khwarezmid (ở Ba Tư) đã bị phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những cuộc trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử.
Sau đó, ông quay trở lại phía đông và phát động chiến tranh nhằm vào người Đảng Hạng của quốc gia Tây Hạ - những người không tuân lệnh Thành Cát Tư Hãn yêu cầu cấp quân cho ông xâm lược Khwarizm.
Sau khi đánh bại các lực lượng Đảng Hạng và tàn phá kinh đô của họ, Đại Hãn hạ lệnh hành quyết toàn bộ hoàng gia Đảng Hạng để trừng phạt việc họ dám thách thức ông.
6. Chịu trách nhiệm về cái chết của 40 triệu người
Các nhà sử gia ước tính có khoảng 40 triệu người đã thiệt mạng trong thời kỳ chinh phục của Mông Cổ.
Con số thống kê từ thời Trung Cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Các học giả ước tính ông ta có thể đã giết chết một lượng người bằng 3/4 dân số Iran ngày nay trong cuộc chiến với đế chế Khwarezmid. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời đó) đi 11%.
7. Khoan dung với các tôn giáo khác nhau
Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.
Điều này cho thấy tài năng quân sự, chính trị tài ba của vị Đại Hãn Mông Cổ này. Ông biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn.
Bên cạnh đó, bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.
Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ.
Khi về già, Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn cho vời thủ lĩnh đạo Lão là Qiu Chuji đến trại của mình. Hai bên sau đó đàm đạo rất lâu về sự bất tử và triết lý.
8. Tạo ra một trong các hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên
Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí mạnh nhất của Mông Cổ có thể là mạng lưới liên lạc rộng khắp của họ.
Ngay từ khi mới lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn đã ban sắc lệnh hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là "Yam". Hệ thống các trạm bưu chính và những chú ngựa khỏe mạnh có thể đi xa tới 322km/ngày được tổ chức chặt chẽ và phân bố rộng rãi trong đế chế Mông Cổ. Nhờ đó, hàng hóa và thông tin được vận chuyển với tốc độ cực nhanh.
Yam đã giúp Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự - chính trị và duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám. Ngoài ra, Yam cũng có vai trò bảo vệ các quan chức và nhà buôn nước ngoài trong quá trình đi lại.
9. Không ai biết ông chết như thế nào và được chôn ở đâu
Nguyên nhân cái chết và nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn là một trong những bí ẩn được nhiều người quan tâm.
Có nhiều giả thuyết về cái chết của ông từ bị hạ độc, sốt rét, tuổi già, bị thương do mũi tên bắn vào đầu gối... Một số người cho rằng ông chết vào năm 1227 do các vết thương sau một cú ngã ngựa.
Dù Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào thì ông cũng đã hết sức công phu trong việc giữ bí mật nơi an nghỉ của mình.
Theo truyền thuyết, đám rước tang lễ của ông đã thảm sát tất cả những ai họ gặp trên đường rồi phi ngựa liên tục qua mộ của ông để xóa các dấu vết. Lăng mộ của ông nhiều khả năng nằm ở trên hoặc xung quanh một ngọn núi Mông Cổ có tên gọi là Burkhan Khaldun. Nhưng cho đến ngày nay người ta vẫn không biết đích xác vị trí mộ của Thành Cát Tư Hãn.
10. Hạn chế ký ức về Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn được xem là một anh hùng dân tộc và người cha sáng lập ra quốc gia Mông Cổ. Nhưng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong thế kỷ 20, người ta đã cấm đề cập đến tên ông.
Đến đầu thập niên 1990, Thành Cát Tư Hãn được khôi phục trở lại trong lịch sử Mông Cổ.
Tên của Thành Cát Tư Hãn được đặt cho sân bay chính của Mông Cổ ở thành phố Ulan Bator. Chân dung của ông cũng xuất hiện trên đồng tiền Mông Cổ./.
Nguồn: khoahoc.tv
Cuộc đời Thành Cát Tư Hãn hàm chưa không ít những góc khuất vẫn còn là bí ẩn - (Ảnh: Internet).
Thành Cát Tư Hã đã "lập kỷ lục" chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh trong cuộc đời mình. Trên hành trình chinh phục đó, ông đã xẻ một đường tàn bạo xuyên qua châu Á và châu Âu, khiến hàng chục triệu người chết. Ông đã thống nhất các bộ lạc và mang lại cuộc sống an ổn hòa bình trên suốt hơn 5000 dặm đường thương mại, mở ra sự phát triển thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa, tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây.
1. Nguồn gốc danh xưng của Thành Cát Tư Hãn
Ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân, theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại.
Thành Cát Tư Hãn sinh vào khoảng năm 1162 và mất năm 1227, là người của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân và con trai cả của Dã Tốc Cai , một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).
Thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ "thủ lĩnh" hoặc "người thống trị". Còn về cái tên "Thành Cát Tư" (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc. Từ này có thể nghĩa là "đại dương" hoặc "chính nghĩa". Trong ngữ cảnh của nhân vật này, từ này thường được dịch thành "đấng cai trị tối cao/toàn cầu".
2. Tuổi thơ dữ dội
Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông lên 9. Ông trở thành thủ lĩnh của bộ lạc trong sự phản đối do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó.
Năm 1182, ông bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ.Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình.
Năm ông 16 tuổi, Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhi Thiếp của bộ tộc Hoằng Cát Lạt.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ là vua của cả thế giới).
3. Không có ghi chép rõ ràng nào về ngoại hình của Thành Cát
Dù Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật rất có ảnh hưởng, người ta chỉ biết rất ít về cuộc sống riêng tư của ông và thậm chí cả ngoại hình của ông nữa.
Một bức họa về Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Biography).
Hiện không còn bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn từ thời đó tồn tại đến bây giờ nên không có ai biết rõ về ngoài hình của ông. Đa số các ghi chép đều mô tả ông là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.
Tuy nhiên, theo sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din, Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Những ghi chép của al-Din có thể không đáng tin cậy lắm vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Đại Hãn nhưng những đặc điểm này đã từng được nói tới trong cộng đồng Mông Cổ.
4. Một số vị tướng thân tín nhất của ông lại là cựu thù
Thành Cát Tư Hãn rất giỏi dùng người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên tài năng và kinh nghiệm của họ hơn là dựa trên đẳng cấp, gốc gác hay việc họ trung thành với ai trước đây.
Năm 1201 trong một trận đánh với bộ tộc Taijut đối địch. Trong trận đó, Thành Cát suýt chết sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên. Sau trận đánh, ông nói chuyện với các tù binh Taijut và yêu cầu họ nói người nào đã bắn tên, một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ. Trước sự gan dạ của cung thủ này, Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát đặt cho anh ta biệt danh "Triết Biệt (Jebe)" (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.
Cùng với viên tướng nổi tiếng Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ trong quá trình chinh phục châu Á và châu Âu.
5. Trị tận gốc
Thành Cát Tư Hãn thường trao cho các vương quốc khác một cơ hội quy phục đế chế Mông Cổ một cách hòa bình. Song với những thế lực chống lại mình, ông cũng không ngần ngại dùng lưỡi gươm để trấn áp không thương tiếc.
Đội quân Mông Cổ năm xưa nổi tiếng về tài bắn cung và phi ngựa. (Ảnh: io9).
Thành Cát Tư Hãn đã đề xuất với vị vua của Khwarezmid một thỏa thuận thương mại có giá trị cao liên quan tới việc trao đổi hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Ông đã gửi nhiều châu báu và mỹ nữ tới Đế quốc Khwarezm để tỏ lòng thiện chí của mình. Họ thẳng thừng từ chối bằng cách hạ sát sứ giả và toàn bộ những binh lính hộ tống đoàn vận chuyển.
Vị Đại Hãn Mông Cổ đã nổi cơn thịnh nộ và đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Ông cử bốn vị tướng xuất sắc nhất, trong đó có Bạt Tốc Đài, cùng với binh đoàn gồm 200.000 chiến binh thiện chiến để tiêu diệt hoàn toàn một đội quân có số lượng lớn gấp 5 lần họ. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng triệu người bỏ mạng, và vương quốc Khwarezmid (ở Ba Tư) đã bị phá hủy hoàn toàn. Đây là một trong những cuộc trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử.
Sau đó, ông quay trở lại phía đông và phát động chiến tranh nhằm vào người Đảng Hạng của quốc gia Tây Hạ - những người không tuân lệnh Thành Cát Tư Hãn yêu cầu cấp quân cho ông xâm lược Khwarizm.
Sau khi đánh bại các lực lượng Đảng Hạng và tàn phá kinh đô của họ, Đại Hãn hạ lệnh hành quyết toàn bộ hoàng gia Đảng Hạng để trừng phạt việc họ dám thách thức ông.
6. Chịu trách nhiệm về cái chết của 40 triệu người
Các nhà sử gia ước tính có khoảng 40 triệu người đã thiệt mạng trong thời kỳ chinh phục của Mông Cổ.
Con số thống kê từ thời Trung Cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Các học giả ước tính ông ta có thể đã giết chết một lượng người bằng 3/4 dân số Iran ngày nay trong cuộc chiến với đế chế Khwarezmid. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời đó) đi 11%.
7. Khoan dung với các tôn giáo khác nhau
Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.
Điều này cho thấy tài năng quân sự, chính trị tài ba của vị Đại Hãn Mông Cổ này. Ông biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn.
Bên cạnh đó, bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.
Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ.
Khi về già, Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn cho vời thủ lĩnh đạo Lão là Qiu Chuji đến trại của mình. Hai bên sau đó đàm đạo rất lâu về sự bất tử và triết lý.
8. Tạo ra một trong các hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên
Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí mạnh nhất của Mông Cổ có thể là mạng lưới liên lạc rộng khắp của họ.
Ngay từ khi mới lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn đã ban sắc lệnh hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là "Yam". Hệ thống các trạm bưu chính và những chú ngựa khỏe mạnh có thể đi xa tới 322km/ngày được tổ chức chặt chẽ và phân bố rộng rãi trong đế chế Mông Cổ. Nhờ đó, hàng hóa và thông tin được vận chuyển với tốc độ cực nhanh.
Yam đã giúp Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự - chính trị và duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám. Ngoài ra, Yam cũng có vai trò bảo vệ các quan chức và nhà buôn nước ngoài trong quá trình đi lại.
9. Không ai biết ông chết như thế nào và được chôn ở đâu
Nguyên nhân cái chết và nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn là một trong những bí ẩn được nhiều người quan tâm.
Có nhiều giả thuyết về cái chết của ông từ bị hạ độc, sốt rét, tuổi già, bị thương do mũi tên bắn vào đầu gối... Một số người cho rằng ông chết vào năm 1227 do các vết thương sau một cú ngã ngựa.
Dù Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào thì ông cũng đã hết sức công phu trong việc giữ bí mật nơi an nghỉ của mình.
Theo truyền thuyết, đám rước tang lễ của ông đã thảm sát tất cả những ai họ gặp trên đường rồi phi ngựa liên tục qua mộ của ông để xóa các dấu vết. Lăng mộ của ông nhiều khả năng nằm ở trên hoặc xung quanh một ngọn núi Mông Cổ có tên gọi là Burkhan Khaldun. Nhưng cho đến ngày nay người ta vẫn không biết đích xác vị trí mộ của Thành Cát Tư Hãn.
10. Hạn chế ký ức về Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn được xem là một anh hùng dân tộc và người cha sáng lập ra quốc gia Mông Cổ. Nhưng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong thế kỷ 20, người ta đã cấm đề cập đến tên ông.
Đến đầu thập niên 1990, Thành Cát Tư Hãn được khôi phục trở lại trong lịch sử Mông Cổ.
Tên của Thành Cát Tư Hãn được đặt cho sân bay chính của Mông Cổ ở thành phố Ulan Bator. Chân dung của ông cũng xuất hiện trên đồng tiền Mông Cổ./.
Nguồn: khoahoc.tv
No comments:
Post a Comment