50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạo, nó có thể cho ra kết quả nhanh hơn máy tính điện tử. 

Bàn tínhThuốc Aspirin – 1899. Danh y Hy Lạp Hippocrates - “cha đẻ” của nền y học hiện đại - là người đầu tiên khám phá công dụng chữa nhiều loại bệnh của chất acetylsalicylic acid. Cuối thế kỷ 19, nhà hóa học người Đức Felix Hoffman hoàn thiện dược phẩm này và đặt tên là aspirin. 

Mã vạch – 1973. Được “thai nghén” năm 1952 bởi một sinh viên ở Philadelphia (Mỹ) như dạng mã moóc hữu hình, ngày nay mã vạch hiện diện trên hầu hết mọi hàng hóa chúng ta mua. 

Xe đạp – 1861. Ban đầu được tạo ra làm thú tiêu khiển cho giới thượng lưu những năm 1820, “ngựa sắt” nhanh chóng trở thành phương tiện vận chuyển không giai cấp. 

Bao cao su – 1640. Người Ai Cập dùng bao cao su cách đây 3.000 năm. Bác sĩ phụ khoa người Italia Gabriele Falloppio vào thế kỷ thứ 17 đã ủng hộ việc sử dụng công cụ tránh thai này để ngừa bệnh lây qua đường tình dục. 

Nhà phát minh Mỹ Jacob Perkins (Ảnh: hevac-heritageTủ lạnh – 1834. Nhà phát minh Mỹ Jacob Perkins là người đầu tiên mô tả cách thức các ống dẫn chứa đầy các hóa chất dễ bay hơi có thể ướp lạnh thực phẩm. 

Động cơ đốt trong – 1859.Cha đẻ” của động cơ đốt trong là nhà phát minh người Bỉ Étienne Lenoir. Nó là phiên bản cải tiến của động cơ hơi nước. 

Máy laser – 1960. Nhà vật lý Theodore Maiman đã phát minh máy phát laser đầu tiên sau khi ông phát hiện tinh thể hồng ngọc phát ra ánh sáng “sáng hơn của Mặt trời”.
 
Bóng đèn tròn – 1848. Thực tế Joseph Swan đã phát triển bóng đèn dây tóc trước doanh nhân Mỹ Thomas Edison nhưng sau đó cả hai hợp sức sáng chế thiết bị chiếu sáng không thể thiếu trong mỗi gia đình. 

Ổ khóa – 2000 năm trước CN. Cách đây 4.000 năm, cư dân Ai Cập là những người đầu tiên dùng ổ và chìa khóa để bảo quản đồ đạc. 

Vi mạch – 1958. Kỹ sư Mỹ Jack Kilby tạo mạch tích hợp đầu tiên trên thế giới mà sau này đã làm thay đổi ngành điện toán thế giới. 

Điện thoại di động – 1947. Bell Laboratories ở bang Missouri (Mỹ) là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ ĐTDĐ. 

Giấy – 105 sau CN. Cách đây 2.000 năm, người Trung Quốc bắt đầu dùng vỏ cây, thớ tre, cây gai dầu, cây lanh để sản xuất giấy. Tuy nhiên, phải mất nhiều thế kỷ giấy mới bao quát khắp thế giới. 

Máy in – 1454. Người Trung Quốc là thợ in đầu tiên trên thế giới nhưng thợ kim hoàn Đức Johannes Gutenberg đi tiên phong trong việc chế tạo máy in. 

Internet – 1969. Ý tưởng về một mạng liên lạc toàn cầu được Bộ Quốc phòng Mỹ nghĩ ra vào thập niên 1960. Năm 1989, kỹ sư người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra Internet cùng với World Wide Web. 

Thuốc ngừa thai –1951. Viên thuốc ngừa thai do nhóm của nhà hóa học Carl Djerassi bào chế năm 1951 nhưng mãi đến năm 1962 nó mới được lưu hành tại Anh. 

Bánh xe – năm 3.500 trước CN. Bánh xe xứng đáng đứng vào tốp đầu trong danh sách “những phát minh vĩ đại”. Bức ảnh đầu tiên chụp bánh xe ở Sumeria (Iraq ngày nay) có từ năm 3.500 và chẳng lâu sau nó “lăn bánh” sang phương Tây. 

Dây kéo –1913. Năm 1913, kỹ sư Thụy Điển Gideon Sundback đã chế ra cái phẹc-mơ-tuya đầu tiên để cài đôi giày ống. 

Các phát minh còn lại gồm dây kẽm gai (1873), cung tên (năm 30.000 trước CN), đĩa CD (1965), máy điều hòa nhịp tim (1958), thẻ tín dụng (1950), trống (năm 12.000 trước CN), thuốc nổ dynamite (1867), lưỡi câu (năm 30.000 trước CN), hệ thống định vị toàn cầu (1978), máy nghe nhạc số iPod (2001), ấm nước (1891), kính hiển vi (1590), cái cày (năm 100 sau CN), dây thun (1845), máy may (1830), mắt kính (1451), ống tiêm (1844), kính thiên văn (1608), dù che (năm 2.400 trước CN), máy nghe nhạc walkman (1979), cân trọng lượng (năm 5.000 trước CN), súng đại bác (thế kỷ 13), áo ngực (1913), vô tuyến truyền hình (1925), điện thoại (1876), máy tính (1977), nút áo (1235), la bàn (1190), pin (1800), máy ảnh (1826), radio (1895), que diêm (1826).

TUYẾT HỒNG
Theo Times of India, Báo Cần Thơ
LIKE and Share this article: :

No comments:

Post a Comment